SỐ 2 | Tại sao những ngôi sao ”tàn hình” trong những bức ảnh chụp phi hình gia

Bạn hẳn đã từng coi những bức ảnh chụp phi hành gia trên mặt trăng và bạn cũng biết rằng là những ngôi sao trên bầu trời luôn sáng nhưng tại sao trong những bức hình đó, bạn không thấy được một màu đen kịt, không một ngôi sao nào? 

Cùng đi tìm câu trả lời nhé: 

Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm “khẩu độ” và “màn chập” chưa? Dễ hiểu thoy:

  • Khẩu độ là một lỗ để ánh sáng xuyên qua ống kính máy ảnh. Khẩu độ càng lớn thì lượng ánh sáng xuyên qua mấy ảnh càng nhiều.
  • Màn chập là một tấm màn ở mặt trước cảm biến của máy ảnh. Khi bạn bấm nút chụp “tách tách” thì màn chập sẽ mở ra để ánh sáng lọt vào cảm biến, giúp ghi lại hình ảnh. Màn chập mở càng lâu, ánh sáng lọt vào máy ảnh càng nhiều và ngược lại.

Trong khi đó, ở ngoài trái đất, các phi hành gia với bộ đồ trắng sẽ càng trở nên nổi bật. Để các phi hành gia không rơi vào cảnh “áo anh trắng quá nhìn không ra”, các nhiếp ảnh gia buộc phải thu nhỏ khẩu độ, đồng thời tăng tốc độ màn chập để giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính. Và….kết quả là các phi hành gia xuất hiện với độ sáng vừa đủ, còn…những ngôi sao thì mất tăm! Ghê chưa ghê chưa.

Để chụp được những ngôi sao , bạn phải mở khẩu độ hết cỡ và mở màn chập thật lâu để ánh sáng từ các ngôi sao có thể lọt vào cảm biến máy ảnh nhiều nhất có thể. Ngược lại, nếu muốn chụp ảnh ai đó dưới bầu trời đêm, bạn phải dùng đèn flash và thiết lập khẩu độ, tốc độ màn chập phù hợp. Lúc này, bạn không thể chụp rõ được các ngôi sao, vì chúng quá mờ nhạt so với ánh đèn flash.